Bí quyết giúp giảm tình trạng ốm nghén

Trong 3 tháng đầu mang thai sẽ thường xuất hiện tình trạng ốm nghén.
Ăn gừng giúp giảm buồn nôn. Ngoài ăn gừng thì bạn cũng có thể uống nước gừng hay ăn mứt gừng để giảm cơn buồn nôn. Tuy nhiên, nếu bạn bị huyết áp thấp, lượng đường thấp hay loãng máu thì không nên dùng phương pháp này.
Dùng bạc hà: mẹ có thể nấu một ấm trà với bạc hà. Hay sử dụng bạc hà vào bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng tinh dầu bạc hà để dễ chịu hơn.

Dùng chanh: tương tự như bạc hà, mẹ có thể dùng tinh dầu chanh để dễ chịu. Hoặc ngửi mùi vỏ chanh để giảm cơn buồn nôn.
Những loại gia vị làm giảm cơn ốm nghén: bột tiểu hồi hương, quế, thì là.
Bổ sung vitamin bằng thực phẩm thiên nhiên hoặc các sản phẩm hỗ trợ.

Những điều không nên làm trong 3 tháng đầu mang thai

– Chú ý đến các thực phẩm hằng ngày

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho mẹ và bé. Tuy nhiên, do cơ thể đặc biệt nhạy cảm nên không phải thực phẩm nào mẹ bầu cũng có thể ăn được. Dưới đây là những thực phẩm mà mẹ bầu cần lưu ý trong 3 tháng đầu mang thai. Thời kỳ thai nghén:

Đồ ăn tái, sống: như thịt, cá, trứng, thức ăn để lạnh
Thức ăn có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình…
Các thực phẩm gây co thắt tử cung. Các thực phẩm như rau răm, rau ngót, dứa, nhãn chứa những chất gây co thắt tử cung. Ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi, nặng có thể dẫn đến sảy thai
Đồ uống chứa cồn. Các loại đồ uống có cồn, chứa caffein gây ra những tác động lớn đến sự phát triển bộ não của bé. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra các biến chứng dị tật bẩm sinh, sảy thai.

Ảnh Minh Họa

Chú ý sức khỏe

– Không quan hệ trong 3 tháng đầu mang thai:

Thai nhi lúc này còn chưa ổn định, việc quan hệ có thể dẫn đến động thai, thậm chí là sảy thai.

– Không hút thuốc lá: Thuốc lá chứa chất nicotine và nhiều chất độc hại khác. Thuốc lá có thể làm giảm trọng lượng của bé khi sinh, gây ra các dị tật bẩm sinh, các bệnh về đường hô hấp, tăng khả năng sinh non.

– Tránh căng thẳng và làm việc quá sức: Thời gian làm việc giảm xuống, hạn chế tối đa việc căng thẳng trong công việc. Không thức quá khuya để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

– Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định từ bác sỹ

– Cẩn thận khi tắm bồn tắm, xông hơi, massage: Hoạt động tắm bồn hay xông hơi trong thời gian dài như vậy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Không đến những nơi đông người: 3 tháng đầu mang thai hạn chế đến những nơi đông người. Vì nơi này là nơi dễ lây nhiễm và phát sinh những vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe. Mang thai là thời kỳ hệ miễn dịch của mẹ giảm mạnh.

– Cẩn thận với môi trường xung quanh: Các chất độc hại cho thai nhi như chì, hóa chất, chụp X-quang, thuốc sâu…

– Không sơn móng tay: Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng, hóa chất có tên phthalates trong sơn móng tay có thể ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ.

– Không tẩy trắng răng: 3 tháng đầu mang thai, nướu của mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm. Do vậy, việc tẩy trắng răng sẽ dễ làm nướu bị tổn thương và không an toàn.

XEM THÊM

CHUẨN BỊ MANG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Tránh vận động mạnh

– Không hoạt động mạnh: 3 tháng đầu mang thai cũng như trong cả thai kỳ việc mang vác, leo trèo, gập người, đứng quá lâu hay mang giày cao gót…. đều hạn chế

– Không giam gia các trò chơi cảm giác mạnh: 3 tháng đầu mang thai các trò chơi cảm giác mạnh có thể làm mẹ bầu xúc động mạnh, buồn nôn chóng mặt. Ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nếu nặng có thể gây sảy thai.

– Tránh các bài tập thể dục gây mất sức: Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu chỉ nên duy trì các bài tập nhẹ nhàng, thiền, yoga điều hòa hơi thở. Không tham gia các bài tập mất sức.

Ảnh Minh Họa

Thói quen trong 3 tháng đầu mang thai.

Bé đã phát triển vị giác ngay từ trong bụng mẹ. Nghĩa là chế độ ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của bé sau này. Để đảm bảo bé được cung cấp tối đa dưỡng chất, đồng thời xây dựng một “vị giác lành mạnh”, mẹ hãy:
– Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: Ngũ cốc nguyên hạt, trứng, sữa, các loại đậu, hạt, rau xanh và trái cây.
– Uống nhiều nước, có thể uống bổ sung sữa dành cho mẹ và bé có chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu như. DHA, choline, axit folic, canxi, sắt, chất xơ, protein, vitamin D, vitamin B12…
– Tránh xa các loại thức ăn nhanh, đồ uống có cồn…

By Trang Phạm

Mình là Trang, một nhân viên văn phòng và có ham mê học hỏi về kinh nghiệm sinh con và nuôi dạy trẻ để áp dụng vào thực tế. Và giờ mình đã là một người vợ, người mẹ và mình mong muốn chia sẻ mọi thứ đến mọi người.

Trả lời

Đánh giá bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *