Vì sao mẹ cần tập cho bé ăn dặm đúng cách?
Bên cạnh sữa mẹ, bé cần bổ sung dưỡng chất từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Do nhu cầu năng lượng và dưỡng chất ngày càng tăng. Lý do là tròn 6 tháng tuổi, sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu tăng trưởng của con nữa. Vì vậy, ăn dặm đúng cách sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời trong hành trình phát triển của trẻ:
Đảm bảo cơ thể luôn đủ năng lượng để hoạt động và phát triển ổn định.
– Giúp hệ tiêu hóa của trẻ làm quen và dễ dàng tiếp nhận các nguồn dinh dưỡng mới.
– Cơ hội để bé tập dùng lưỡi, răng, miệng… để nhai và nuốt thức ăn.
– Giúp thúc đẩy trẻ phát triển vị giác, khứu giác và các kỹ năng ăn uống về sau.
Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tròn 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu tập ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ tương đối ổn định. Dạ dày, mật tụy tiết ra được nhiều enzyme hơn, giúp tiêu hóa tốt thực phẩm mới ngoài sữa mẹ.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có một số trường hợp mẹ ít sữa hay bé không chịu uống sữa công thức thì mẹ buộc phải cho bé ăn dặm sớm hơn. Mẹ lưu ý nên hỏi ý kiến từ chuyên gia y tế hoặc được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn trước khi cho bé ăn dặm nhé.
Tác hại của việc cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Nhiều cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, thậm chí từ khi bé mới được 3 – 4 tháng. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như:
Nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thích nghi được với một số loại thức ăn.
Thức ăn không đảm bảo, khó tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.
Bé ăn dặm sớm khiến trẻ bú mẹ ít đi. Các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ bị thiếu hụt ở trẻ. Đặc biệt là các chất giúp tăng đề kháng.
Trẻ bú ít gây tăng nguy cơ mang thai sớm ở người mẹ.
Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng) sẽ khiến trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trường. Dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu…
Nguyên Tắc Ăn Dặm Đúng Cách
Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Thời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. 1 – 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Tăng lượng ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với một loại thức ăn mới không phải sữa mẹ.
Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa…
Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc
Nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… Để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn.
Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì lúc này trẻ chưa mọc răng hoặc mọc rất ít răng.
Chế biến đồ ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng
Thời gian đầu trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9 – 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ mau lớn, phát triển khỏe mạnh hơn.
Chế biến hợp vệ sinh
Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, cần lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng vì hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt, rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Nên đa dạng màu sắc trong các món ăn
Màu sắc của món ăn sẽ kích thích thị giác của bé. Gây nên cảm giác thèm ăn.
Tạo không khí vui tươi khi bé ăn dặm
Mỗi khi bé ăn dặm sẽ rất thích mọi người xung quanh làm những trò vui kích thích sự chú ý của bé. Điều này làm bé cảm thấy thoải mái và không áp lực mỗi khi được đút.
XEM THÊM
TOP 6 Máy Hút Sữa Tốt Cho Mẹ Bỉm Sữa
Không nên ép bé ăn khi mới tập cho bé ăn dặm
Điều này dễ làm trẻ cảm thấy việc ăn uống giống như một “cực hình”. Lâu dài, ép bé ăn sẽ khiến trẻ biếng ăn, sợ ăn.
Kiên nhẫn
Khi làm quen với thức ăn mới, có thể bé sẽ không thích. Bố mẹ hãy kiên nhẫn thử lại, hoặc có thể đợi 2,3 ngày sau cho bé thử lại món ăn đó, tránh để bé kén ăn sau này.
Sữa vẫn là thức ăn chính của bé
Bố mẹ vẫn nên cho bé bú mẹ, uống sữa như bình thường. Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn được lấy từ sữa.