Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?
Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn phát triển tự nhiên và hết sức bình thường ở trẻ nhỏ. Thuật ngữ tiếng Anh gọi là “Terrible Twos”, thuật ngữ này được dùng để mô tả những thay đổi trong hành vi và tâm lý mà cha mẹ thường quan sát được ở trẻ lên 2.
Khủng hoảng tuổi lên 2 được đánh dấu bằng những cơn giận dữ thường xuyên của trẻ. Trẻ bướng bỉnh và có những hành vi mang tính thách thức, bạo lực, muốn mọi thứ theo ý của mình và sẽ bày tỏ sự cáu giận hoặc “ăn vạ” nếu có điều gì không theo ý bé, một số trẻ có thể sẽ gặp khủng hoảng tuổi lên 2 khóc đêm, hay khủng hoảng tuổi lên 2 biếng ăn,…
Vậy khủng hoảng tuổi lên 2 bắt đầu khi nào và kéo dài trong bao lâu?
Khủng hoảng lên 2 không nhất định chỉ xảy ra khi bé bước sang tuổi lên 2, nó sẽ thường bắt đầu khi bé được 18 tháng đến 30 tháng tuổi và có thể kéo dài đến năm bé 3 tuổi hoặc lâu hơn.
Dấu hiệu của khủng hoảng tuổi lên 2
Những đứa trẻ 2 tuổi thường kén chọn và thách thức tính nhẫn nại của người lớn, khả năng trì hoãn cho mọi tình huống. Dù không có danh sách rõ ràng về các dấu hiệu cho thấy bé đang trong giai đoạn khủng hoảng và mỗi cá nhân đều có cách thể hiện khác nhau, nhưng vẫn xuất hiện một vài điểm chung sau đây:
Tỏ ra khó chịu khi người lớn không hiểu ý
Một trong những nguyên nhân phổ biến của những cơn gào khóc khủng khiếp là bé bực tức do người lớn không hiểu được bé muốn gì. Ví dụ, trẻ muốn uống nước nhưng khi bạn đưa nước, trẻ bật khóc tức tưởi vì bạn đã đưa cho bé một cái ly màu đỏ thay vì màu xanh yêu thích của bé.
Tuy nhiên, một khi bé có thể biểu hiện nhu cầu của mình tốt hơn, cơn giận dữ sẽ bắt đầu giảm xuống.
Đá, cắn hoặc đánh những người xung quanh
Giai đoạn này, trẻ có thể không có nhiều từ ngữ để diễn tả và vẫn đang phát triển khả năng kiểm soát sự xúc động nên dễ bùng phát bằng hành động như đá, cắn, đánh người khác. Dù điều này khá phổ biến nhưng đây là thái độ cần phải được can thiệp để ngăn chặn bé sinh ra thói quen không tốt về sau.
Tức giận một cách vô cớ
Điều đáng sợ nhất trong các dấu hiệu của giai đoạn này là những cơn giận dữ nơi công cộng. Nếu bạn mong đợi bé xử sự đúng đắn ở nơi công cộng vì nghĩ rằng con có thể kiềm chế trước nhiều người thì sự thật lại chỉ khiến bạn thất vọng thêm mà thôi.
Bắt đầu nói “không” nhiều hơn
Đôi lúc trẻ sẽ làm bạn bối rối khi bày tỏ “không” một cách vô nghĩa trong nhiều tình huống, ví dụ như khi bạn đưa cho bé đồ ăn vặt, đồ chơi yêu thích, chúc bé ngủ ngon…
Bảo vệ lãnh thổ
Ở giai đoạn này, trẻ đang tìm hiểu khái niệm về sự sở hữu. Do đó, bé sẽ trở nên nhạy cảm với “lãnh thổ” của mình và sẵn sàng đánh nhau với mọi người nếu cảm thấy “lãnh thổ” bị xâm phạm ngay cả khi đó chỉ là một chiếc ghế bé ngồi ăn cơm hay chỗ nằm trên giường.
Chế ngự cơn ăn vạ
Khéo léo trong từng tình huống ứng xử với trẻ vừa giúp mẹ chế ngự biểu hiện ăn vạ vừa giúp trẻ hiểu “không phải cứ muốn là được”.
Bình tĩnh, yếu tố tiên quyết
Dù đang rất “nổi điên” với từng hành động ăn vạ của trẻ nhưng bạn cũng cần bình tĩnh và kiên nhẫn nuốt cơn giân vào trong. Để trẻ một mình, mẹ ngồi gần đó và làm việc riêng mình muốn, dĩ nhiên bạn vẫn dành sự quan tâm cho trẻ, chỉ đơn giản là trẻ không cảm nhận được. Mẹ cần giữ thái độ bình thản, vui vẻ và lờ trẻ đi.
Bạn càng bình thản bao nhiêu, khả năng trẻ sớm “bình thường trở lại” càng nhanh bấy nhiêu. Nếu bạn sợ trẻ khóc lâu sẽ khan tiếng, sợ con đói… thì trẻ thành công. Bởi vì trẻ không phải do đau mà khóc, chỉ là ăn vạ thôi.
Nói chuyện khi trẻ bình tĩnh
Không đưa ra bất kỳ bình luận hay những lời quát mắng nào khi trẻ đang ở giữa cơn ăn vạ. Chỉ đến khi trẻ hết giận; bạn mới bắt đầu nói chuyện và bình thường hóa quan hệ như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Sau 2, 3 lần lặp lại như thế, trẻ sẽ tự hiểu là cơn làm mình làm mẩy của mình không hề hiệu quả; mà chỉ tự làm mình mệt hơn.
Không kẻ đấm người xoa
Mọi thành viên trong gia đình cần thống nhất một quan điểm dạy trẻ. Không thể mẹ làm lơ mà cha lại dỗ dành; hay cha mẹ đồng ý điều này nhưng ông bà lại không làm theo. Điều này chỉ tạo thêm cơ hội cho trẻ mè nheo.
Ngoài ra, nếu con trẻ thường xuyên ăn vạ ở nơi công cộng để đòi mua món đồ nào đó; hoặc làm việc trẻ thích, bạn cũng cần tập làm lơ và bỏ đi. Tâm lý chung là trẻ sẽ sợ bị bỏ rơi và chạy theo. Trong trường hợp này, bạn cần kín đáo quan sát vì nơi đông người có nhiều hành động nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu trẻ nhất quyết ăn vạ; bạn nên ở bên cho đến khi con bình tĩnh để nói chuyện.
Phớt lờ khi cần thiết
“Màn diễn” mè nheo, khóc lóc hay giận dữ của bé sẽ tự động chấm dứt khi không có khán giả. Tuy nhiên, nếu bé có những hành động như; cắn hay đánh người khác thì bạn cần phải can thiệp. Cần chỉ cho bé biết con có quyền biểu lộ cảm xúc; nhưng không thể bằng cách làm đau người khác.
Cố gắng tìm nguyên nhân đích thực
Khi bé mệt, đói, buồn chán hay quá phấn khích; những hành vi quá đà sẽ xảy ra. Đừng vội quở trách con mà hãy tìm nguyên nhân thực sự đằng sau.
Chuyển hướng
Dù bé đang nóng giận và tỏ ra quyết tâm thể hiện mình; bạn vẫn có thể khiến con chuyển sự chú ý sang một trò chơi hay hoạt động thú vị nào đó. Nên nhớ, việc chuyển con sang một hoạt động vui chơi hay tìm hiểu như lội nước; đắp cát sẽ tốt hơn sử dụng kẹo ngọt hay hứa hẹn về một phần quà nào đó.
Sắp xếp thời gian biểu hợp lý
Bạn có nhận ra điều này không? Rằng các con luôn thích làm ầm ĩ khi bạn cần tập trung cho một công việc nào đó? Để thay đổi tình thế, bạn nên tránh làm việc riêng khi con đói; mệt hay cần được dỗ ngủ. Khi bé bị bệnh cũng vậy; hầu như bạn sẽ chẳng thể mở mail hay soạn thảo văn bản vì con sẽ luôn “bám” lấy. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị trước bằng cách nói với bé mình sẽ chuẩn bị rời đi; bạn mong bé sẽ chơi đồ chơi một mình trong khoảng 30 phút; để con học được cách tôn trọng sự riêng tư của ba mẹ.
Khen chê đúng lúc
Lời khen có tác dụng rất tích cực với trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn cần đưa ra lời khen khi bé đã thể hiện thái độ và hành động tốt. Bên cạnh đó, nên dành thời gian trong ngày để chỉ cho bé những hành động chưa tốt và hướng sửa đổi. Không nên quá nặng lời khi nhận xét bé đang làm những gì chưa tốt.
Dứt khoát và rõ ràng
Hành động của trẻ nhỏ thay đổi liên tục nên bạn cần nhắc nhở con ngay khi có thể. Khi những hành động đã bước vào giai đoạn thoái trào; bé sẽ trở lại bình thường như chưa từng có gì xảy ra. Đối với bạn cũng vậy, khi đã nhắc nhở hành vi xấu của con và bé đã ghi nhớ. Đừng tiếp tục lặp lại mà hãy tiếp tục tận hưởng cuộc sống cùng con yêu của mình.
Xem Thêm
Lưu ý khi chăm sóc trẻ 1 tuổi
Giúp bé phát triển ngôn ngữ
Khi em bé cảm thấy bực bội vì thiếu biểu hiện ngôn ngữ; trẻ sẽ hành xử bất thường. Việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ sẽ giúp ích cho trẻ bộc lộ được mong muốn của mình. Tự nhiên thì bé sẽ không cáu gắt nữa
Dạy trẻ thể hiện cảm xúc
Cảm xúc được tạo ra với sự phát triển của ngôn ngữ và sự hiểu biết của bé về từ vựng. Ba me cần dạy con bộc lộ được những cảm xúc của mình như hài lòng, vui vẻ, thoải mái hay tức giận bằng lời nói thay vì những hành động bộc phát như ném đồ; và dạy bé cách bình tĩnh khi có cảm xúc mạnh.