Lập kế hoạch sinh con

Chuẩn bị trước khi sinh con mẹ cần lên kế hoạch mình sẽ sinh bé ở đâu? Bác sĩ nào đỡ sinh cho mình? Ai đưa mình đi sinh? Cách chăm sóc bản thân và em bé sau sinh thế nào…? Tất cả những câu hỏi đó cần được trả lời chi tiết để giúp bạn không cảm thấy bỡ ngỡ khi chúng thực sự xảy đến.

Đặt tên cho con

Hẳn là từ khi biết tin mình mang thai, trong đầu bạn đã hiện lên vô số tên hay để đặt cho thiên thần nhỏ. Một cái tên hay, đẹp và có ý nghĩa sẽ khiến cho con đường công danh sự nghiệp của bé sau này diễn ra một cách thuận lợi và xán lạn. Việc cùng thảo luận để chọn tên cho bé còn giúp gắn kết tình cảm giữa bạn và chồng, giữa vợ chồng bạn và bố mẹ hai bên.

Lựa chọn hình thức sinh khi chuẩn bị trước khi sinh con

Nếu thực hiện siêu âm, thăm khám, xét nghiệm đầy đủ trong cả ba tam cá nguyệt, bạn có thể xác định mình sẽ sinh thường hay sinh mổ. Thông thường, sinh qua đường âm đạo sẽ an toàn cho em bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (chuyển dạ kéo dài, em bé quá lớn so với tuổi thai…), việc sinh thường sẽ dẫn tới những biến chứng nhẹ (chẳng hạn như nhiễm trùng, rách tầng sinh môn…). Những biến chứng này có thể được khắc phục vài tuần sau khi sinh. Trong trường hợp rủi ro nhiều hơn so với lợi ích liên quan đến sinh ngả âm đạo. Các bác sĩ sẽ đề nghị bạn sinh mổ.

Cân nhắc cho con bú mẹ hay bú bình khi chuẩn bị trước khi sinh con

Quyết định này dường như là của riêng bạn. Nhưng bạn có thể tham khảo ý kiến của người thân và những người đã làm mẹ. Nếu bạn đủ sữa và không gặp phải vấn đề sức khỏe nào. Chẳng có lý do gì để không cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục đến năm bé 1 – 2 tuổi. Bạn lo ngại mình không đủ sức khỏe thức đêm liên tục hoặc phải đi làm? Hãy vắt sữa và nhờ chồng/người thân cho bé bú thay bạn. Miễn sao đảm bảo nguồn dinh dưỡng bé được nhận là dòng sữa mẹ quý giá.

Chuẩn bị tâm lý đi sinh

Chuẩn bị trước khi sinh con bạn cần biết chuyển dạ là một trải nghiệm tuyệt vời. Tuy đau đớn nhưng lại là khoảnh khắc khó quên của các bà mẹ. Để vượt qua quá trình chuyển dạ kéo dài 8 – 10 giờ, đôi lúc tới vài ngày, đòi hỏi mẹ phải có đủ sức khỏe và tinh thần. Vì thế càng cận kề ngày sinh; bạn càng cần chuẩn bị tâm lý để không bỡ ngỡ với những gì sắp trải qua. Đây là tiền đề để phòng tránh tình trạng trầm cảm sau sinh mà nhiều sản phụ gặp phải. Nếu được, hãy tham khảo kinh nghiệm của người đi trước về cơn gò chuyển dạ; cách đối phó và vượt qua cơn đau.

Chuẩn bị sinh con cần chuẩn bị đồ dùng trước sinh

Hầu như mẹ bầu nào cũng háo hức khi được tự tay chọn đồ cho con yêu. Thế nhưng, bạn chỉ cần mua vừa đủ dùng vì trẻ lớn rất nhanh, sắm quá nhiều sẽ gây ra lãng phí.
Những vật dụng cần thiết trong túi đồ đi sinh của mẹ là tã giấy/tã vải, áo sơ sinh; bình sữa, khăn sữa, bao tay, bao chân, chăn, khăn tắm… Khi bé về nhà, bạn cần trang bị thêm nôi; chậu tắm bé, gel tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, máy hút sữa…

XEM THÊM

Danh Sách Chuẩn Bị Đồ Đi Sinh Cho Mẹ Và Bé

Thức ăn nhẹ cần chuẩn bị trước khi sinh

Đi sinh cần chuẩn bị những gì? Bạn đừng quên những món ăn nhẹ giàu dinh dưỡng trước khi sinh như bánh yến mạch; thanh ngũ cốc, bánh quy, trái cây sấy khô….
Ăn nhẹ trước khi chuyển dạ sẽ giúp mẹ duy trì năng lượng cho cơ thể ở những giai đoạn đầu sắp sinh. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tránh thực phẩm béo hoặc quá cứng; khó tiêu hóa vì dạ dày đầy sẽ tạo ra cảm giác buồn nôn và gây nôn khi sắp sinh.
Co thắt cơ và thở nhanh khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, do vậy mẹ bầu cần uống đủ nước khi mang thai và nếu có vào viện đợi sinh; mỗi khi cảm thấy mất nước, mẹ bầu nên nhờ người thân mang nước uống vào.

XEM THÊM

MANG THAI 3 THÁNG CUỐI MẸ BẦU CẦN LƯU Ý

Tập hít thở khi sinh

Một lưu ý khác bạn cần chuẩn bị trước khi sinh là tập cách thở khi chuyển dạ. Mẹ bầu hầu như luôn cảm thấy căng thẳng khi sinh con. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lí mà còn có thể khiến bạn mệt mỏi, khó thở; tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng trong quá trình sinh nở. Do đó, bạn nên cố gắng hạn chế tình trạng này bằng việc tìm hiểu rõ cách thở khi chuyển dạ cũng như cách rặn đẻ dễ dàng. Thở đúng cách sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn; có thể duy trì năng lượng để tập trung vào việc sinh nở và sinh con nhanh.

Tìm hiểu chính sách thai sản của công ty

Một việc rất quan trọng mà không ít thai phụ bỏ qua; đó là tìm hiểu chính sách thai sản của công ty trước khi nghỉ sinh. Việc làm này giúp bạn biết được mình được nghỉ chăm bé trong bao lâu; thủ tục nhận tiền thai sản thế nào?. Ngoài ra, chồng bạn cũng được hưởng chế độ thai sản (nghỉ từ 5 đến 14 ngày làm việc) để phụ bạn chăm con.

Tìm hiểu kiến thức chăm sóc hậu sản để chuẩn bị trước khi sinh

Chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh con có thể khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc tình trạng trầm cảm sau sinh. Thời kỳ hậu sản được tính là 6 tuần đầu tiên sau khi sinh con. Đây là khoảng thời gian để cơ thể mẹ hồi phục và trở lại bình thường. Vì thế, bạn cần biết cách tự chăm sóc bản thân trong giai đoạn này để phòng ngừa những biến chứng hậu sản có thể xảy đến; chẳng hạn như bế sản dịch, nhiễm khuẩn tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch… Bạn sẽ được khuyên nghỉ ngơi nhiều, có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng… Hãy nhờ tới sự trợ giúp của người thân khi mệt mỏi để cơ thể có điều kiện hồi phục tốt.

Lập kế hoạch chăm con sau khi xuất viện

Khoảng thời gian đầu sau sinh là giai đoạn khó khăn vì vừa phải chăm bé; vừa tranh thủ nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Cho nên, bạn cần lên kế hoạch cụ thể về việc phân chia thời gian ngủ nghỉ – chăm con hợp lý. Bạn cũng cần biết ai sẽ hỗ trợ mình trong giai đoạn này, họ sẽ giúp bạn làm những gì… Việc lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn không bị “sốc” khi đối mặt với hàng tá việc sau khi từ bệnh viện về nhà.
Bên cạnh đó, cũng cần nghĩ tới thời điểm bạn quay trở lại công sở. Lúc này, ai sẽ thay bạn chăm sóc bé 8 giờ mỗi ngày, hay bạn phải tìm nơi để gửi bé? Hãy chọn phương án tốt nhất để yên tâm đi sinh và không phải lo lắng về quãng thời gian sau này.

Lựa chọn bệnh viện phụ sản uy tín

Việc lựa chọn nơi sinh đóng vai trò quan trọng, góp phần quyết định ca sinh của bạn có diễn ra thuận lợi; mẹ và bé có được chăm sóc sau sinh tốt hay không. Tiêu chí khi chọn bệnh viện là có đội ngũ y bác sĩ giỏi nghề; máy móc trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chăm sóc chu đáo.

By Trang Phạm

Mình là Trang, một nhân viên văn phòng và có ham mê học hỏi về kinh nghiệm sinh con và nuôi dạy trẻ để áp dụng vào thực tế. Và giờ mình đã là một người vợ, người mẹ và mình mong muốn chia sẻ mọi thứ đến mọi người.

Trả lời

Đánh giá bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *