Chăm sóc mẹ sau sinh đẻ thường
Khi sinh thường mẹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc gây mê hay kháng sinh nên sẽ không bị ảnh hưởng đến nguồn sữa. Qúa trình này sẽ diễn ra tự nhiên nên mẹ sẽ có thể cảm nhận được tín hiệu ra đời của bé.
Lưu ý khi sinh thường
Lựa chọn sinh thường, thì sau khi chào đón con yêu mẹ nên lưu ý đến mấy điểm này:
– Trong 8h đầu sau khi sinh mẹ nằm mà không được kê gối, mẹ cần được nghỉ ngơi trong vòng 6-8h
01 ngày sau sinh mẹ bắt đầu có thể vận động nhẹ nhàng
– Sau 2 -4h sinh mẹ đã có thể được ăn cơm
– Khoảng 1h sau sinh, mẹ nên vệ sinh đầu vú, nặn bỏ những giọt sữa đầu rồi cho bé bú
– Hiện tượng cương sữa sẽ xuất hiện sau 3 ngày kể từ khi em bé chào đời, lúc này mẹ cần nhận được sự hỗ trợ từ người thân, massage, nặn sữa ra bình hoặc cũng có thể dùng máy hút sữa.
– Trường hợp mẹ ít sữa hoặc không có sữa thì cần đặc biệt nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước hoặc uống thêm sữa để đảm bảo đủ sữa nuôi con.
Chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn
Đây là điều rất quan trọng trong cách chăm sóc mẹ sau sinh thường. Vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng nước đun sôi để nguội 3 lần/ngày, nhất là sau đại, tiểu tiện. Khi rửa cần nhẹ nhàng theo hướng trước ra sau, không thụt sâu vào trong, rồi lau khô, thay băng vệ sinh. Băng vệ sinh cần được thay thường xuyên.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng túi đá lạnh để áp vào vùng tầng sinh môn để giảm sưng, giảm đau. Nếu phù nề, máu tụ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể cắt chỉ. Vết rạch thường rất đau nên nhiều mẹ luôn muốn biết vết rách tầng sinh môn bao lâu sẽ lành lại. Mẹ hãy yên tâm vì thường vết khâu tầng sinh môn sẽ lành sau một tuần và mẹ có thể đi lại như bình thường.
Quần áo phải rộng rãi, thoáng mát, nếu dùng nịt vú thì phải nới rộng. Nếu mẹ sinh vào mùa hè thì nên mặc áo thấm mồ hôi. Quần lót phải được thay, giặt mỗi ngày và phơi dưới ánh nắng to hoặc ủi sạch.
Chăm sóc mẹ sau sinh mổ
Sinh mổ đỡ đau hơn sinh thường, có tính thẩm mỹ cao nên được khá nhiều mẹ lựa chọn. Hầu hết các ca phẫu thuật này không quá phức tạp, và có thể cắt chỉ sau 7 ngày sinh. Tuy nhiên có những điểm mẹ nhất định phải chú ý để đảm bảo cơ thể nhanh chóng phục hồi, tránh được những biến chứng có thể xảy ra sau sinh.
Những điểm mà mẹ cần chú ý
Nằm nghiêng và không được kê gối trong suốt 6h kể từ sau khi sinh con
Không được ăn bất kỳ thứ gì trong vòng 6 tiếng sau sinh
Say 6 tiếng nghỉ ngơi thì mới bắt đầu cho con bú
Vài ngày sau khi sinh mẹ nên nằm nghiêng và dùng gối kê phía sau lưng
Chỉ nên ăn những đồ mềm và lỏng
Bắt đầu tập vận động nhẹ
Chăm sóc vết mổ cẩn thận
Một tuần sau khi sinh mẹ nên uống nhiều nước, kiêng lạnh
Tiếp tục ăn uống thức ăn nhẹ nhàng như cháo trứng gà,…
Sau khi sinh con một tháng mẹ vẫn cần phải chú ý chăm sóc mình, không ăn đồ tanh hoặc ăn quá no mỗi bữa
Không nên làm việc sớm, nhất là những việc nặng nhọc
Rèn luyện cơ thể, tránh vận động mạnh
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ).
Khi chăm sóc bà bầu sau sinh, ngoài việc vệ sinh cá nhân hay dinh dưỡng, điều thường bị nhiều gia đình bỏ qua là theo dõi dấu hiệu sinh tồn của mẹ. Cụ thể là mạch đập, huyết áp và nhiệt độ. Nếu không thể tự theo dõi, mẹ có thể nhờ bác sĩ riêng hoặc sử dụng những dịch vụ chăm sóc sản phụ tại nhà để có thể khắc phục những vấn đề về sức khỏe sau sinh kịp thời.
Xem Thêm
Dinh Dưỡng Cho Trẻ 1 Tuổi
Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch
Sản dịch thường kéo dài khoảng 7 ngày, thường có màu như kinh nguyệt, mùi tanh nồng rồi chuyển sang hồng nhạt. Sản dịch sẽ hết hẳn sau 4 tuần. Nếu mẹ lo lắng không biết sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại thì câu trả lời cho mẹ là sau khi hết sản dịch. Tức mẹ có thể có kinh trở lại như thường kỳ sau 4 tuần. Mẹ cần lưu ý biện pháp tránh thai vì rất dễ có thai sau sinh.
Nếu tử cung co thắt gây đau thì có thể chườm đá hoặc dùng thuốc giảm đau.
Chế độ dinh dưỡng chăm sóc mẹ sau sinh
Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thường
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh, cần ăn đủ 4 nhóm chất: chất đạm, tinh bột – đường, chất béo, vitamin và khoáng chất trong thực đơn mỗi ngày.
Những món ăn lợi sữa như cháo móng giò, gà tiềm thuốc bắc, cháo chân giò với đu đủ xanh, cháo chân dê,… là những món mẹ không nên bỏ qua nhưng không nên ăn liên tục sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân khó kiểm soát.
Những ngày mới sinh, mẹ không nên ăn thức ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ.
Uống đủ nước nhưng chỉ uống nước ấm để làm nguyên liệu sản xuất sữa.
Pha bột ngũ cốc với sữa để giúp lợi sữa. Vì ngũ cốc nhiều vitamin.
Ăn nhiều rau xanh để cơ thể nhanh phục hồi, ngăn ngừa táo bón, cải thiện chất lượng sữa.
Kiêng trà, cà phê, nước ngọt.
Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ
Sau sinh mổ, cơ bản chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ giống như sinh thường. Tuy nhiên, cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ về mặt dinh dưỡng sẽ có những lưu ý sau:
Kiêng đồ nếp, rau muống, thịt bò, thịt gà, cua biển, lòng trắng trứng. Những thực phẩm này sẽ cản trở quá trình lành sẹo.
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, nhất là khoai lang, đu đủ, chuối và nước uống để ngăn ngừa táo bón.
Kiên trì với chế độ ăn uống khoa học vì sinh mổ thường sữa sẽ chậm về hơn do ảnh hưởng của kháng sinh.